Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng
Đơn vị bài học |
Khái niệm | Ví dụ |
Từ đơn | Là từ chỉ gồm một tiếng | Sông, núi, học, ăn |
Từ phức | Là từ gồm hai hay nhiều tiếng | Quần áo, sông núi |
Từ ghép | Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa | Quần áo, mỏi mệt |
Từ láy | Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng | mù mờ, lao xao |
Thành ngữ | Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ) | Trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng |
Nghĩa của từ | Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị | |
Từ nhiều nghĩa |
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa | “lá phổi” của thành phố |
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ | Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc –> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng) | |
Từ đồng âm | Là những từ giống nhau về âm thanh những nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau | Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu. |
Từ đồng nghĩa |
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau | Quả – trái, mất – chết |
Từ trái nghĩa | Là những từ có nghĩa trái ngược nhau | xấu – tốt, cao – thấp |
Từ Hán Việt | Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt | Phi cơ, hoả xa |
Từ tượng hình | Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật | lom khom, lả lướt |
Từ tượng thanh | Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người | róc rách, ầm ầm |
Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp
Đơn vị bài học |
Khái niệm | Ví dụ |
Danh từ | Là những từ chỉ người, vật, khái niệm… | Bác sĩ, học trò, gà con |
Động từ | Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật | Học tập, nghiên cứu… |
Tính từ | Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái | Xấu, đẹp, vui, buồn |
Số từ | Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật | Một, hai, thứ nhất, thứ nhì… |
Đại từ | Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi | Tôi, kia, thế, đó, ai, gì, nào, ấy… |
Quan hệ từ | Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn | Của, như, vì.. nên |
Trợ từ | -Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. | *Ví dụ: Cô cho những ba bài tập
⇒Thái độ nhấn mạnh “ba bài tập” là nhiều. |
Tình thái từ | Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói | *Ví dụ:
A! Ôi! |
Thán từ | -Là những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. | *Ví dụ: -Ôi, bức tranh đẹp quá!
⇒ “Ôi” là thán từ vì có thể tách ra thành câu đặc biệt, đứng ở đầu câu. |
Thành phần chính của câu | Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn (C – V) | Mưa/ rơi . Gió /thổi.
C V C V |
Thành phần phụ của câu | Là những thành phần không bắt buộc có mặt trọng câu (Khởi ngữ, thành phần biệt lập, trạng ngữ…) | |
Thành phần biệt lập | Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú) | |
Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu | Thường có những từ: hình như,có lẽ,có thể,có khả năng,chắc là, có vẻ như…. | |
Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói(vui,buồn,mừng,giận…) | Chao ôi, trời ơi…. | |
Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp | Này, vâng,ơi… | |
Thành phần phụ chú: dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu (thường đặt giữa hai dấu gạch ngang với một dấu phẩy,đôi khi đứng sau dấu hai chấm) | Minh – Lớp trưởng lớp 9B, đạt giải nhất môn Sinh | |
Khởi ngữ | Là thành phần câu đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu | Ông giáo ấy, rượu không uống |
Câu đặc biệt | -Là loại câu không cấu thành theo mô hình C-V | *Ví dụ:Mưa. Gió. Lửa |
Câu rút gọn | -Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ. | *Ví dụ:
A: Cậu ăn cơm chưa? B: Rồi! ⇒Câu trả lời của B: rồi là câu rút gọn. |
Câu ghép | Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
+ Nối bằng một quan hệ từ + Nối bằng một cặp quan hệ từ + Nối bằng phó từ, đại từ + Không dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm… |
*Ví dụ: Nếu các em chăm chỉ học, các em sẽ đạt kết quả cao |
Mở rộng câu | Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C – V làm thành phần câu èCN là một cụm C – V; Trạng ngữ là một cụm C – V… | *Ví dụ: Quyển sách hay⇒ Quyển sách mẹ mua rất hay |
Chuyển đổi câu | Là chuyển đổi câu chủ động làm thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. | *Ví dụ: Chuyển câu chủ động sang bị động:
Gió thổi lá bay⇒ Lá bị gió thổi bay |
Câu kể | – Không có đặc điểm hình thức của các kiêu câu nghi vấn, cảm thán….
– Kết thúc bằng dấu chấm đôi khi kết thúc bằng dấu chấm than, hoặc dấu chấm lửng. |
*Ví dụ:
-Đây là Hoa . -Bầu trời rất nhiều mây và sao. |
Câu cảm | Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn chương. | *Ví dụ: Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu |
Câu hỏi | -Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính là để hỏi, ngoài ra còn dùng để khẳng định, bác bỏ, đe doạ… | *Ví dụ: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? |
Câu cầu khiến | Là câu có những từ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo… | *Ví dụ: Xin đừng hút thuốc ! |
Câu phủ định | -Là câu có những từ phủ định: Không, chưa, chẳng, chả, đâu có… dùng để thông báo, phản bác… | *Ví dụ: Con chưa làm bài tập. |
Liên kết câu và liên kết đoạn văn | – Các câu (đoạn văn) trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung: tập trung làm rõ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lí.
– Sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi chuyển từ câu này (đoạn văn này) sang câu khác (đoạn văn khác) để nội dung, ý nghĩa của chúng liên kết chặt chẽ. |
*Ví dụ: Kế đó… Mặt khác… Ngoài ra… Nhưng.. Và…. |
Nghĩa tường minh và hàm ý | – Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
– Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu những có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. |
*Ví dụ: Trời ơi ! Chỉ còn có năm phút.
⇒Tường minh: Thông báo còn 5 phút nữa đề nói chuyện ⇒Hàm ẩn: Còn ít thời gian quá, đã muộn rồi! |
Cách dẫn trực tiếp | Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, đặt trong dấu ngoặc kép, sau đấu hai chấm… | Nó bảo: “Con không về” |
Cách dẫn gián tiếp | Là nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, có điều chỉnh hợp lí, thường đặt sau từ “rằng”, “là”… | Mơ ước của Bác là cho nhân dân no ấm, được học hành. |