Cách viết đoạn văn phân tích tác phẩm Thơ
Bước 1: Phân tích đề (2 phút – gạch chân vào đề)
Gạch chân vào đề:
– Nội dung: Làm rõ hình ảnh, nội dung, tâm trạng….của khổ thơ
+ Vấn đề nghị luận: đề bài yêu cầu làm rõ điều gì? (thường nằm sau chữ “về…”, “cảm nhận của em về…”, “phân tích về…”)
+ Phạm vi phân tích: Thường là 1 hoặc 2 khổ thơ nào, đoạn trích nào, nhân vật nào…
– Hình thức: Viết đoạn văn viết liền các phần mở-thân-kết liền nhau không được xuống dòng (Có thể yêu cầu hình thức đoạn văn diễn dich, quy nạp hoặc tổng phân hợp… khoảng 12 hoặc 15 câu. Tuy nhiên trong giới hạn của dạng đề sẽ chỉ đi hướng dẫn về cách phân tích chung đối với một đoạn văn phân tích tác phẩm thơ.)
Ví dụ 1: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ sau:
Đêm qua mưa thật là to
Trăng sao ướt hết tối mò buồn ghê
Sáng nay trời vội trở về
Chiếu muôn tia nắng trên đê trong làng.
(Bài thơ yêu đời- Nguyễn Hữu Bào)
⇒ Vấn đề nghị luận: Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
⇒ Phạm vi phân tích: khổ thơ
⇒ Hình thức: Bài văn
Ví dụ 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhân về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài sau:
Xuân bảy lăm. Tết Tân Biên
Mai rừng một nhánh nở bên giếng rừng
Em đang múc nước bỗng dưng
Nhìn mai vàng nở rưng rưng nhớ nhà
Giờ này mẹ ở quê xa
Cành mai mẹ cắm chắc là vàng thêm.
(Mai vàng-Tế Hanh)
⇒ Vấn đề nghị luận: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình
⇒ Phạm vi phân tích: bài thơ
⇒ Hình thức: Bài văn
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý (5 phút – Ghi nhanh ra nháp hoặc gạch vào đề)
- Tìm ý (3 phút – Ghi nhanh ra nháp hoặc gạch vào đề
– Tìm hiểu nhan đề và bố cục chia khổ thơ để nhận biết đề tài và nội dung chính
– Chia tách khổ thơ thành các phần và xác định nội dung chính của từng phần.
– Tìm những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của khổ thơ (và gạch chân (thông thường các tác phẩm bài thơ hay sử dụng ẩn dụ, điệp thanh, điệp vần, nhân hoá, so sánh… cần chú ý vào các biện pháp này)
– Tìm hiểu thông tin cơ bản về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác để hiểu thêm về bài thơ (Thông thường có thể bỏ qua do giới hạn dung lượng đoạn văn yêu cầu ngắn gọn.)
Ví dụ: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ:
Đêm qua mưa thật là to
Trăng sao ướt hết tối mò buồn ghê
Sáng nay trời vội trở về
Chiếu muôn tia nắng trên đê trong làng
Bầy chim mừng rỡ hót vang
Vườn hoa trước ngõ bướm vàng nhởn nhơ.
(Bài thơ yêu đời – Nguyễn Hữu Bào)
*Thể thơ: Lục bát
*Xác định bố cục và nội dung từng phần (Đây là căn cứ khi phân tích ta bám sát vào làm)
+ Hai câu đầu: Khung cảnh đêm mữa
+Bốn câu tiếp: Bức tranh thiên nhiên khi trời nắng
*Xác định nhanh đặc sắc về nghệ thuật, nội dung:
-Nội dung: Niềm vui trước khung cảnh thiên nhiên sau trời mưa
-Nghệ thuật:
+Từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng giàu sức biểu cảm, kết hợp kể, tả một cách sâu sắc.
+ Ngôn ngữ gần gũi, mộc mạc lời ăn tiếng nói hàng ngày.
+Nhân hoá, liệt kê, ẩn dụ, từ láy
Lập dàn ý (5 phút – Ghi nhanh ra nháp hoặc gạch vào đề)
Đọc nhanh: 40 phút áp dụng Công thức phân tích đoạn thơ đạt trọn điểm
Dàn ý cơ bản của dạng đề phân tích đoạn thơ:
Phần | Nội dung |
Mở đoạn | Dẫn dắt + Đặt vấn đề |
Thân Đoạn | -Luận điểm 1: Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
-Luận điểm 2: Đánh giá (Không trùng với kết bài) |
Kết đoạn | Khẳng định lại vấn đề + Cảm nhận của bản thân |
Bước 3: Viết đoạn (35 đến 40 phút – trình bày sạch sẽ, cẩn thận)
– Khi viết bài, cần bám sát dàn ý đã lập; sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá
– Sử dụng từ ngữ chính xác, chọn lọc; diễn đạt sáng rõ, thể hiện được cảm xúc của người viết
– Chú ý sự khác nhau về yêu cầu, mục đích của kiểu bài ghi lại cảm xúc sau khi đọc thơ và phân tích tác phẩm thơ
Bước 4: Đọc lại bài (3 phút – nếu còn thời gian)
– Chú ý đọc lại những câu mở bài, thân bài, kết kết xem đã viết đúng, rõ ràng chưa.
– Soát lỗi chính tả.
– Nếu có lỗi cần sửa thì gạch đi sửa lại thật sạch sẽ.