SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025
MÔN: NGỮ VĂN
(Đề thi có 02 trang)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Bà ngoại bị bệnh quên sau khi nhận được tin cậu Út tôi mất. Cái tin này nghe nói bay từ biên giới về vào một buổi sáng rất đẹp trời. Hôm đó cóc nhái kêu rộn mặt ao. Mưa rào vừa xuống rửa sạch đường làng lát gạch đỏ. Nắng lên đừng tha thướt ngoài bộ rặng. Bà ngoại tôi đứng nhìn cái tin trên giấy báo, rồi ngã đánh cạch xuống thềm nhà, cái đầu đập cạch xuống thì đừng hơn. Khi bà ngoại tỉnh dậy, ai hỏi cũng không nhớ gì mấy. May thế, mẹ tôi bảo nhờ vậy mà không phải nhìn thấy bà khóc.
Bà ngoại tôi nhận cái giấy như thế là cái thứ ba. Khi nhận cái thứ hai, bảo tin cậu thứ hai của tôi, thì ông ngoại tôi không chịu đựng được, nằm xuống luôn dưới đất. Bà ngoại tôi có lên tận trường sĩ quan bảo cậu Út tôi về làng làm ruộng. Nhưng cậu nhất định thích đeo lon sĩ quan, cậu giải thích với bà vậy nên bà đành chịu.
Mấy chị em tôi hay phải chạy sang với bà ngoại mỗi khi ăn cơm chiều xong, vì đấy là việc phải làm, không ai tị nạnh ai.
Tôi chạy sang hỏi bà: “Bà ngoại ơi bà ăn cơm chưa?”
Bà ngoại tôi lúc lắc mái đầu già quá là già, cười cười: “Cháu ra xem ngoài sân có phải gió đã về không?”
Tôi chạy ra sân nghe ngóng. Tôi nghe thấy tiếng gì ù ù: “Bà ơi, đúng rồi, gió đã về.”
Bà ngoại tôi cười, mặt nhăn quá là nhăn, hàm răng sún sún chỉ còn vài cái như mấy hạt ngô lép.
Trong giấc mơ, tôi thấy cả ba cậu của tôi đang cùng ùa vào nhà. Cậu Nhất tôi hiền lành nhất nhà. Cậu Hai thì nghiêm nghị lạnh lạnh. Còn cậu Út lém lỉnh hơi lôi một tí. Cả ba cậu đều bẹp má tôi. Cậu Nhất hiền lành nên bẹp má êm êm. Cậu Hai bẹp má tôi mà như đang nặn cục bột. Cậu Út cười ha ha, để cậu bẹp thật kêu nhá. Ái cha, giờ thì tôi biết vì sao bà ngoại nhất định không chịu đi sang nhà tôi ở.
Ngoài sân, gió thổi qua hiền nhà. Bà ngoại tôi lại hỏi: “Cháu ơi, gió có phải đã về không?”
Tôi cựa mình, ngập ngừng rồi trả lời bà: “Bà ơi, đúng rồi. Gió đã về rồi”.
Ngày nào tôi cũng chuẩn bị nhìn cho kỹ, nghe cho tinh. Tôi chỉ sợ gió về mà không biết để báo cho bà. Bà ngồi chải tóc, những sợi tóc mềm mại lọt qua kẽ tay già ơi là già, rơi rơi theo từng cơn gió.
Tôi lên bảy tuổi nên phải đi học. Ở lớp tôi tập tồ và nắn nót viết chữ BÀ. Tôi có bà nội nữa, nhưng bà nội tôi đã đi rất xa, từ khi chưa có tôi trên đời. Nên khi viết chữ bà, tim tôi run lên hai tiếng bà ngoại. Tôi ngồi trong lớp tập viết, bên tai cứ nghe tiếng gió thổi luôn.
Rồi tôi phân biệt được các loại gió.
Khi gió dịu dàng bay về mon man là lúc các cậu tôi ngủ, đầu gối lên nhau, chân gác lên nhau, theo kiểu gì thì tôi không nhìn ra rõ lắm. Khi gió thổi vù vù là y rằng các cậu đang đùa nghịch giống như lũ trẻ con lớp một lớp hai chúng tôi. Khi gió gừ gừ cằn cựa là lúc các cậu tôi đói sôi bụng đói. Thật tệ, lúc tôi đói thường cắn răng mà chịu, hoặc chạy ra chụm múc nước mưa uống. Nhưng các cậu tôi không uống nước mưa chống đói. Có thể nước mưa không còn thích hợp với các cậu nữa.
(Lược một đoạn: Mẹ tôi về thuyết phục bà ngoại đưa mẹ con cô Hồng về. Đứa con của cô là con của cậu Út. Nay cô muốn cho con trai về nhận bà nội.)
Bà ngoại tôi thì cứ thầm thì:
“Cám ơn con đã không thành gió, đã sống trên đời này với mẹ…”
Mẹ tôi lặng đi, nỉ nèo:
“Thế mẹ đừng quên uống thuốc nữa đấy nhé. Có em Hồng về nhà ở, mẹ đừng quên quên nhớ nữa đấy…”
“Ừ, mẹ sẽ nhớ.”
Mẹ tôi đi rồi, bà ngoại tôi bảo:
“Bà nói cho cháu biết một bí mật nhé. Khi cậu Út cháu đi, cậu có chạy về bảo với bà: mẹ không được khóc thì con sẽ về thăm mẹ luôn. Khi nào ngoài ngõ có con gió về là con với các anh về thăm mẹ đấy. Thực ra bà không điên đâu. Bà chỉ không muốn ông ngoại cháu với các cậu nhìn thấy bà khóc.”
*Ôi, bà ngoại điên của tôi. […] *
(Trích: Gió thổi – Võ Thị Xuân Hà – Truyện ngắn chọn lọc báo Nhân dân – Nhà xuất bản Văn học 2019; Tr.77-81)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định nhân vật chính của truyện.
Câu 2. Chỉ ra lý do bà ngoại bị bệnh quên được đề cập đến trong truyện.
Câu 3. Nêu ý nghĩa của những lời thoại mà bà ngoại nói với nhân vật tôi:
“… có phải gió đã về không?”, “… gió có phải đã về không?”
Câu 4. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu sau:
“Khi gió dịu dàng bay về mon man là lúc các cậu tôi ngủ, đầu gối lên nhau, chân gác lên nhau, theo kiểu gì thì tôi không nhìn ra rõ lắm.”
Câu 5. Từ nội dung của truyện, anh/chị có suy nghĩ gì về những con người từng trải qua mất mát vì chiến tranh? (trình bày khoảng 5-7 dòng)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) cảm nhận về đức hi sinh của bà ngoại trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (4,0 điểm):
Giới hạn – chấp nhận hay phá vỡ?
Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ quan điểm về vấn đề trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM