SỞ GD & ĐT SƠN LA
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN THỨ HAI
MÔN: NGỮ VĂN
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
Lời cầu hôn trong thời đại số
(1) Từ lúc hai đứa trẻ gặp nhau lần đầu tiên cho đến khi chính thức trở thành “vợ chồng” theo phong tục, có thể chỉ tính bằng tiếng đồng hồ. “Bây giờ có cái Facebook đấy” – phó chủ tịch xã Lóng Luông, Giàng A Gia nhận định. Hai bạn trẻ có thể kết bạn qua mạng, gặp nhau lần đầu, thích nhau và sau vài chục phút đã có mặt tại nhà người này để bắt đầu tiến trình trở thành vợ chồng. “Vừa yêu được 2 tiếng thì anh ấy hỏi có cưới không”, một cô bé 14 tuổi tại Văn Hồ chia sẻ trên sóng VTV về một người bạn quen qua Facebook. Tổng thời gian từ lúc kết bạn qua mạng đến lúc thành vợ người ta là trong hai ngày (….)
(2) Mở Facebook giữa những kỳ nghỉ lễ, rất dễ gặp ai đó đang check-in bên những tán mận trắng, những đồi chè hay nếp nhà người Mông ở Văn Hồ. Du lịch đang bùng nổ. Giữa huyện miền núi là một đô thị đang thai nghén với đường bê tông sâu lăn xe. Những tín hiệu kinh tế lấp lánh. Kỷ niệm 10 năm thành lập huyện là một chương trình nghệ thuật quy mô với dãy nghệ sĩ tên tuổi từ Hà Nội; giải xe thể thao tường thuật trực tiếp trên VTV và hàng đoàn xe dưới xuôi lên dự hội. Dọc quốc lộ 6 đang mọc nhà hàng, homestay và nông trại dâu tây – thứ đặc sản mới ở vùng khí hậu này. Trong 10 năm, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm một nửa.
(3) Nhưng những tín hiệu kinh tế đó chưa làm suy chuyển những định kiến lâu đời. Năm 2021, ở Văn Hồ có 72 cặp táo hôn trong tổng số 265 cặp kết hôn, theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện. 144 đứa trẻ lấy vợ lấy chồng. Nhưng trong văn bản xác định mục tiêu vận động chống nạn táo hôn của trung tâm y tế cuối năm đó, người ta nhìn thấy một mục tiêu cho năm 2022: “Giảm 0,5% tỉ lệ táo hôn”. Viết bằng chữ: không phẩy năm phần trăm. Năm 2022, số ca táo hôn tăng lên tới 81. Nhưng vì năm đó có nhiều cặp kết hôn hơn nên tỉ lệ táo hôn lại thành ra giảm. Thống kê gần nhất ở quy mô toàn quốc (số liệu năm 2018) cho thấy tỉ lệ táo hôn vẫn đang chiếm đa số trong cộng đồng người Mông, với mức 51%. Con số này tăng so với lần thống kê trước đó của UN Women (năm 2015, hơn 30%). Tại Văn Hồ, thống kê riêng của Trung tâm Y tế huyện, khẳng định rằng trong năm tháng đầu năm 2023, đã có 53 cặp táo hôn trong tổng số 165 cặp kết hôn, với tỉ lệ 32%.
(4) Theo nhận định của lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện – những người đang phụ trách các chương trình về sức khỏe tiền sinh sản trong cộng đồng, tình trạng táo hôn “có xu hướng gia tăng”. Những yếu tố tạo ra những ca táo hôn đều hình thành một cách tự nhiên: áp lực của một bộ phận cộng đồng, những người thuộc thế hệ trước, vốn cũng kết hôn từ khi 14, 15; định kiến giới nặng nề về vai trò “trước sau gì cũng lấy chồng, sinh con” của người con gái; hôn nhân được tuyên bố và thừa nhận một cách tối giản, chỉ cần ý chí nhất thời của cả hai đứa trẻ. Và như nhận định của những cán bộ tại Văn Hồ, do những kết nối mới thông qua Internet.
(5) Không cần tiếng sáo gọi bạn, không cần những đêm hội, không cần ném-bắt quả pao, mạng xã hội đã giản lược hóa tất cả những kết nối cần thiết để những thiếu niên này đi đến một quyết định hôn nhân.
(Đinh Đức Hoàng, https://cuoituan.tuoitre.vn/xu-huong-gia-tang-tao-hon-loi-cau-hon-tuoi-15)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm): Chỉ ra cách trình bày thông tin trong văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm): Theo văn bản, có những lí do nào khiến hiện tượng táo hôn ở Văn Hồ vẫn có xu hướng gia tăng trong thời đại công nghệ khi tín hiệu kinh tế đã đáng mừng hơn?
Câu 3. (1,0 điểm): Nhận xét về vai trò, ý nghĩa của các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được thể hiện ở đoạn (1) và (3) trong văn bản.
Câu 4. (1,0 điểm): Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu:
“Không cần tiếng sáo gọi bạn, không cần những đêm hội, không cần ném-bắt quả pao, mạng xã hội đã giản lược hóa tất cả những kết nối cần thiết để những thiếu niên này đi đến một quyết định hôn nhân.”
Câu 5. (1,0 điểm): Văn bản “Lời cầu hôn trong thời đại số” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về những ảnh hưởng, áp lực của cộng đồng và định kiến trong đời sống?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nguy cơ “giản lược hóa những kết nối cần thiết” trong đời sống do mạng xã hội.
Câu 2. (4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh tâm trạng nhân vật Mỵ và nhân vật Mao trong hai đoạn trích sau:
“Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lên lấy hủ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đống, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đâu lặng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.
Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vẫn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng.
Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi Tết. Mỵ cũng chẳng buồn đi.
Bây giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lờ vờ mờ trắng trăng. Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.
Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lững lờ bay ngoài đường.”
(Trích Vợ chồng A Phủ, trong tập truyện Truyện Tây Bắc, Tô Hoài, Nxb Văn học, 1971, tr.135-136)
Ngày ấy cả vùng này biết tiếng cô Mao đẹp người, nét cũng đẹp, con gái bản trên làng dưới không ai dám nhận mình thêu thùa, dệt vải vừa nhanh vừa đẹp như cô. Cả vùng cũng chỉ có nhà anh Chúng chồng đủ bạc trắng, đủ gạo, rượu như bố mẹ Mao thách cưới, vậy là Mao về làm dâu nhà Chúng. Trước ngày cưới, cả đàn tiếng chân ngựa bồn chồn ngoài bờ rào đá làm Mao thức trắng. Mờ sáng thì con ngựa ấy bỏ đi, một lúc sau thì tiếng đàn môi cất lên từ sau hẻm núi. Tiếng đàn môi nghe rất xa. Mao ngồi dậy, nhìn qua ô cửa bé bằng hai bàn tay, thấy ngoài trời mù mịt sương ập xuống mảnh sân, vườn, nhìn từ nhà ra bờ rào đã không thấy rõ. Tiếng đàn môi rủ rất xa lại giống như mùi tến xuyên qua sương dày đặc, lao đến. Tiếng đàn môi buồn rầu, trắc mốc. Mao lặng lẽ khóc, từ hôm ấy Mao không bao giờ nghe tiếng đàn môi dành cho riêng mình nữa.
Sau ngày cưới một năm, hai năm, rồi ba năm, chờ mãi mà vợ chồng Mao vẫn chưa có con. Lúc đầu nhà chồng còn chạy tìm thấy tìm thuốc sau thấy không làm được gì đành thôi. Bố chồng, mẹ chồng nói nhau đi, thương con dâu như con gái nên không đánh mỏ miệng bảo con trai đi tìm vợ mới, dù cả họ chỉ còn mỗi một người đàn ông trẻ nhất là Chúng.
(Trích Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, trong tập truyện ngắn cùng tên của Đỗ Bích Thúy; NXB Văn học, 2021, tr.139-140)
HƯỚNG DẪN CHẤM