PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4Đ)
Đọc bài thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
CẢM ƠN ĐẤT NƯỚC
Tôi chưa từng đi qua chiến tranh
Chưa thấy hết sự hi sinh của bao người ngã xuống
Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau.
Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao
Thả cánh diều bay
Lội đồng hái bông súng trắng
Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng
Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.
Tôi lớn lên từ những khúc dân ca
Khoan nhặt tiếng đờn kìm
Ngân nga sáo trúc
Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể
Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.
Thời gian qua
Xin cảm ơn đất nước
Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát
Còn vọng vang với những câu Kiều
Trong tùng ngần ấy những thương yêu
Tiếng mẹ ru hời
Điệu hò thánh thót
Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người.
Đất nước của tôi ơi!
Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.
(Theo Huỳnh Thanh Hồng – Nguồn: https: //www.thivien.net/)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình bóng quê hương qua thời gian
Câu 3.Theo em, tại sao tác giả lại viết: Tôi lớn lên từ những khúc dân ca?
Câu 4 Cảm nhận của em về hai dòng thơ sau:
Đất nước của tôi ơi!
Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh
Câu 5 Bài thơ đã giúp em hiểu thêm gì về đất nước? Là công dân tương lai của đất nước, em cần phải làm gì?
PHẦN II. VIẾT
Câu 1(2đ) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm xúc của em về bài thơ trên
Câu 2(4đ) viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về thói quen chia bè phái, gây chia rẽ tập thể lớp hiện nay
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I. ĐỌC HIỂU | Điểm | |
câu | Nội dung | |
1 | – Thể thơ: Tự do | 0.75 |
2 | – Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình bóng quê hương qua thời gian: rẫy mía, bờ ao, cánh diều, bông súng trắng, khúc dân ca, đêm Trung thu, lúa reo, sóng hát, điệu hò với những thanh âm dân tộc thân quen, lời ru của mẹ, vang vọng câu Kiều sau sửa nghe bà kể. | 0.75 |
3 | Tác giả viết như vậy vì: những khúc hát dân ca, từ rất lâu đã được các bà, các mẹ và các chị sử dụng làm những lời ru ngọt ngào, sâu lắng. nhà thơ đã lớn lên từ những lời ru ngọt ngào sâu lắng đó | 1đ |
4 | – Yêu cầu cảm nhận hai dòng thơ trên hai phương diện:
+ Nội dung: Thể hiện tình cảm thiết tha, thân thương, trìu mến, ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp của đất nước. + Hình thức: Hai dòng thơ là một câu trọn vẹn được ngắt thành hai dòng. Dòng thơ thứ nhất chỉ là một cụm từ có quan hệ sở thuộc: “của” kết hợp từ “ơi” và dấu chấm than vừa để gọi đáp vừa để bộc lộ cảm xúc, thể hiện được tình cảm thân thương tru mến đối với đất nước. Dòng thứ hai là hình ảnh so sánh Đất nước… vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh làm cụ thể, sinh động hình ảnh đất nước trải qua bao sóng gió, thăng trầm, gian lao, thử thách nhưng vẫn đẹp, toả sáng, tròn đầy như vầng trăng. Từ “vẫn” và từ láy “vành vạnh” đã thể hiện được ý thơ => Tác giả trân trọng, ngợi ca, tự hào về đất nước. => Hình thức và nội dung hai câu thơ tạo nên kết thúc cho mạch cảm xúc và là kết thúc đẹp cho bài thơ, để lại dư âm sâu lắng.
|
1đ |
Học sinh tự do chia sẻ cảm nhận của mình nhưng phải bám sát bài thơ.
Ví dụ: – Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thiết với cuộc sống mỗi người như: rẫy mía, bờ ao, cánh đồng, khúc hát dân ca, lời ru của mẹ, những câu ca dao, Truyện Kiều, điệu hò, đêm Trung thu, là sự thật lịch sử chiến tranh, là những con người ngã xuống hy sinh cho đất nước,… Đất nước còn là quá khứ hào hùng của dân tộc và mãi sáng trong hiện tại và tương lai. Tất cả tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần cho đất nước. – Là công dân tương lai của đất nước, trước hết chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn những giá trị của đất nước, sau đó phải có những suy nghĩ, hành động thiết thực góp phần xây dựng và phát triển đất nước. |
0,5đ | |
PHẦN II. VIẾT | 6 | |
Câu 1 | Yêu cầu chung: học sinh biết cách viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ và biết cách làm bài văn nghị luận xã hội
Yêu cầu cụ thể Xác dịnh đúng vấn đề: nội dung nghệ thuật đoạn trích trên Chính tả, diễn đạt hình thức đoạn văn: 200 chữ Sáng tạo: Phần đoạn văn lựac chọn thao tác lập luận phù hợp MĐ giới thiệu tác giả tác phẩm và nêu cảm nghĩ TĐ: – Nêu nội dung của bài thơ: bài thơ khẳng định quê hương đất nước là cội nguồn sinh dưỡng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người. Qua đó ta thấy được tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc của tác giả. – Cảm xúc về nội dung + hình ảnh đất nước trong tác giả hiện lên gần gũi cụ thể: rẫy mía, bờ ao, cánh diều, bông súng trắng, khúc dân ca,sáo trúc, tiếng đờn kìm,lúa reo sóng hát… được miêu tả bằng từ ngữ giàu chất thơ, gợi lên vẻ đẹp bình dị, thân quen của quê hương. + hình ảnh con người : bà kể chuyện, mẹ “ thân cò”, “ dãi dầu mưa nắng”=> tình cảm gia đình ấm áp nuôi nvtt khôn lớn + hình ảnh ân dụ tượng trưng: vầng trăng vành vạnh => quá khứ hào hùng, truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc +so sánh đất nước với vầng trăng vành vạnh=> vẽ đẹp sức sốmg trường tồn của quê hương đất nước – Tình cảm của tác giả + tình yêu sâu sắc mãnh liệt + lòng biết ơn, tự hào + sự gắn bó mật thiết – Cảm nhận về nghệ thuật:( 0.25) + thể thợ tự do… + hình ảnh gần gũi quen thuộc giàu ý nghĩa biểu tượng + ngôn ngữ mộc mạc giản dị giàu sức gợi + biện pháp tư từ:so sánh, ẩn dụ… + giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng KĐ: khẳng định lại cảm xúc về thơ và liên hệ Lưu ý: Cần trân trọng cảm xúc của HS |
0,25 0,25 0,25 0,25
1,0 |
Câu 2
Câu 2 |
a. Đảm bảo bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận
Đảm bảo yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
|
0,5
2,5 |
|
Mở bài
– Giới thiệu: Ngày nay, chúng ta đều biết được những lợi ích và sức mạnh của tập thể. Việc ở trong một tập thể lớp đoàn kết là điều mà ai cũng muốn. Tuy nhiên, không ít tập thể lớp đã mất đi sự đoàn kết, sự chung lòng chung sức vốn có mà chia bè kết phái, gây ảnh hưởng lớn đến phong trào của lớp cũng như tình bạn giữa các thành viên. – Nêu vấn đề: “thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp ” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận. Thân bài: – Khái niệm về thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp Thói quen gây bè phái là thói quen tập hợp gồm những người vì quyền lợi riêng hoặc quan điểm hẹp hòi mà gắn kết với nhau. Một lớp học là nơi hội tụ của hàng chục cá thể có tính cách khác nhau, vì thế chuyện người này, người kia không hợp cạ chẳng phải là điều quá lạ lẫm. Nhưng nếu vì điều đó mà gây chia rẽ trong nội bộ tổ chức lớp thì sẽ trở thành một ảnh hưởng rất xấu. – Biểu hiện thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp (0.5) + Ban đầu, một số HS tập hợp thành các nhóm có cùng cá tính, thói quen, sở thích hay hoàn cảnh. Các bè phái này kết hợp vì lợi ích riêng. Do đó bè phái chỉ có tính ngắn hạn, nhất thời, không có lý tưởng, niềm tin, kế hoạch. Nó dễ dàng bị phá vỡ cấu trúc khi cảm xúc hoặc lợi ích thay đổi. + Vì một chuyện hiểu sai, một thành viên có lôi kéo tất cả những người mình quen biết, bằng cách kể một nửa sự thật, bịa đặt đủ điều để tạo thành phe ghét bỏ và cô lập một người nào đó. Cho dù ai có giải thích, nói đúng hoặc làm gì thì trong mắt phe này, người đó vẫn không ra gì. Ai lên tiếng nói lời phải trái đều bị phe này đánh giá đồng loại xấu xa như người đó và thù ghét, sỉ nhục… + Dần dần các bè phái xoay ra soi mói, nói xấu lẫn nhau. Người có tư duy độc lập, biết phân biệt đúng sai phải trái, biết khen ngợi và nhắc nhở đúng mực rất ít và thường bị các phe làm cho không thể mở miệng vì mở miệng là bị yêu, ghét, phán xét ngay lập tức. + Bề ngoài, cả lớp luôn tỏ ra đoàn kết, ngoan ngoãn, nhưng thực chất luôn có những cuộc chiến tranh ngầm bất phân thắng bại….. – Nguyên nhân dẫn đến thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp: +Có chung mâu thuẫn về một cá nhân/ vấn đề trong tập thể + Có cùng sở thích, quan điểm, định kiến + Có chung lợi ích trước mắt – Tác hại thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp + Làm cho tập thể lớp bị chia rẽ cùng cực, ghét bỏ, thù hằn nhau chỉ vì những điều nhỏ nhặt thay vì yêu thương, chia sẻ, thông cảm, giúp nhau tốt hơn lên mỗi ngày + Khi còn giữ thói chia bè kết phái thì không có hội nhóm nào bền vững, không một tập thể lớp nào nào có thể lớn mạnh được. + Lục đục nội bộ làm tổn thất ích lợi chung, làm xấu danh tiếng, và để các thế lực thù địch có cơ hội lấn át trong các hoạt động thi đua – Giải pháp xoá bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp + Bạn luôn ý thức trách nhiệm xây dựng tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau trong một tập thể. + Bạn cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách trung thực, khách quan, suy luận có logic, khoa học, trách cảm tính, áp đặt hay bị kích động bởi người khác. + Bạn cần có chính kiến trong suy nghĩ khi tiếp nhận thông tin về một việc, một người nào đó. Trước khi phán xét ai đó, ta cần đặt câu hỏi cho bản thân có phải vì mình ghét họ nên mình vội nghĩ họ sai không? Hay trước khi bênh vực một ai ta cũng đặt câu hỏi người này đã nói, viết đúng chưa, đúng sai như thế nào? + Bạn có thể thường xuyên học hỏi để thu nạp kiến thức, làm cho bản thân có được sự hiểu biết nhất định để từ đó có thể nhìn nhận vấn đề một cách trung thực, khách quan, suy luận có logic, khoa học. + Con người không thể gạt bỏ hoàn toàn cảm xúc, nhưng bạn không nên vì yêu ghét nhất thời mà cố ý bao che hoặc phủ nhận hoàn toàn một người khác. Kết bài Khẳng định lại vấn đề: Thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp là một thói quen xấu và cần được xóa bỏ để tập thể lớp phát triển tích cực, bền vững. Đừng để thói quen gây bè phái, chia rẽ trở thành vật cản cho tập thể lớp và bản thân bạn. – Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp, biết đặt sự thật lên trên tôn giáo, tín ngưỡng, cảm xúc và cả bản thân; cố gắng phấn đấu học cách trở thành người công chính, tự chủ, độc lập và tự do trong tư duy…. và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo. |
||
d. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
|
0,25 |
đ. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: – Thí sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề cần nghị luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận. – Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. |
0,5 | |
Tổng điểm | 10,0 |