Đề thi thử vào 10 không chuyên năm 2025-2025 thành phố Nam Định
Hướng dẫn chấm
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Ngôi kể trong văn bản: Ngôi thứ nhất.
Hướng dẫn chấm: + Trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm + Trả lời sai, không trả lời: 0,0 điểm |
0,5 | |
2 | Mối quan về nghĩa giữa các vế của câu văn: “Tôi cũng sẽ theo nghề câu như ông nội nhưng mà tôi câu cá kình”: Tương phản
Hướng dẫn chấm: + Trả lời đúng như đáp án: 0,75 điểm + Trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,75 | |
3 | Hình thức ngôn ngữ của lời thoại trong phần trích dẫn: Đối thoại
Hướng dẫn chấm: + Trả lời đúng như đáp án: 0,75 điểm + Trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,75 | |
4 | – Biện pháp so sánh: “ông nội” – “một tảng đá nghìn vạn tuổi”
– Tác dụng: + Khiến câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn. + Gợi hình dung về hình ảnh người ông trầm lặng, ít nói, bền bỉ, vững vàng và bản lĩnh trước những thử thách của cuộc sống với sự dày dạn, từng trải qua năm tháng. + Thể hiện thái độ trân trọng, ngưỡng mộ, thán phục của người cháu đối với ông. Hướng dẫn chấm: + Chỉ đúng dấu hiệu so sánh: 0,25 điểm. + Trả lời đúng 3 tác dụng như đáp án: 0,75 điểm; trả lời đúng mỗi ý như đáp án cho 0,25 điểm. * Lưu ý: Nếu thí sinh có cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đủ ý, đúng bản chất vấn đề vẫn cho điểm tối đa. |
1,0 | |
5. | Những biểu hiện của nhân vật “tôi” cho thấy tính cách:
– Nóng vội, bồng bột, thiếu kiên nhẫn. – Có tính hiếu thắng. Hướng dẫn chấm: Mỗi ý trả lời đúng như đáp án: 0,25 điểm * Lưu ý: Nếu thí sinh có cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đủ ý, đúng bản chất vấn đề vẫn cho điểm tối đa. |
0,5 | |
6. | Học sinh nêu bài học khác rút ra từ văn bản một cách phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý:
– Cần có sự kiên nhẫn, bền bỉ để đạt được thành công. – Trước khi thực hiện những ước mơ lớn lao, cần tĩnh tâm và rèn luyện kỹ năng cơ bản. – Đừng vội vàng đánh giá, phán xét những điều mình chưa thực sự hiểu. – Biết lắng nghe, học hỏi từ người đi trước, từ kinh nghiệm của thế hệ trước. – Muốn đạt được mục tiêu lớn, phải biết làm chủ bản thân, kiểm soát cảm xúc, vượt qua sự nóng vội. – … Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhưng phải hợp lý. Giám khảo linh hoạt trong việc cho điểm. Hướng dẫn chấm: + Nêu được từ 2 bài học trở lên: 0,5 điểm + Nêu được 1 bài học: 0,25 điểm. + Nêu bài học không hợp lí hoặc không nêu: 0,0 điểm. |
0,5 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Bài học đi câu” của Tạ Duy Anh. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức đoạn văn
Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, … |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề: phân tích nhân vật “tôi” | 0,25 | ||
c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu
HS lựa chọn được các thao tác lập luận, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: – Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh nhân vật “tôi” – Phân tích đặc điểm tính cách nhân vật “tôi” + Tính cách bồng bột, thiếu kiên nhẫn: Khát khao tự do, mơ ước xa vời về biển cả và câu cá kình, coi thường lối sống bình dị của ông nội (“quanh quẩn”, “chán”), hành động nóng vội (“dứt cước ném đi”, “khua ầm ỹ xuống nước”), dễ thất vọng khi đối diện với thực tế (“tẻ nhạt và tù túng”, “tơi tả như kẻ thất trận”). + Có khả năng thay đổi và trưởng thành: Biết nhìn nhận thất bại và quay về với ông nội (“về để theo nghề của ông”), kiên trì vượt qua “bài học nhập môn cay nghiệt”, tâm tư chuyển biến (từ “ruột gan như có lửa cháy” đến “cảnh vật trở nên hiền hòa”), hòa hợp với thiên nhiên (“không còn thấy cả chiếc cần câu”), rút ra triết lý sống sâu sắc (“biển không hề có sóng” khi tâm đã tĩnh lặng). – Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Ngôi kể thứ nhất tạo sự gần gũi, chân thực. + Tình huống đối lập (đi câu với ông nội – ra biển câu cá kình – trở về học nghề) góp phần bộc lộ sự chuyển biến tính cách nhân vật. + Nghệ thuật tương phản đối lập rõ nét giữa “tôi” và ông nội, giữa khát vọng với thực tế, giữa tính cách ban đầu với sự trưởng thành sau này. + Chi tiết và nhan đề mang tính biểu tượng, ẩn chứa ý nghĩa triết lý sâu sắc về quá trình rèn luyện tâm hồn và bài học trưởng thành. – Đánh giá khái quát về nhân vật. |
1,0 | ||
d. Diễn đạt
Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
đ. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nhân vật, có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Trong thời đại công nghệ số và hội nhập toàn cầu, lịch sử dân tộc dường như đang dần trở nên xa lạ với một bộ phận giới trẻ.
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm giúp giới trẻ hiểu và gắn bó hơn với lịch sử dân tộc trong bối cảnh xã hội hiện đại. |
4,0 | |
a. Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận
Bảo đảm yêu cầu về bố cục của bài văn. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Lịch sử dân tộc dường như đang dần trở nên xa lạ với một bộ phận giới trẻ, cần có giải pháp thiết thực giúp giới trẻ hiểu và gắn bó hơn với lịch sử dân tộc trong bối cảnh xã hội hiện đại. |
0,5 | ||
c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu
Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng, trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận * Thân bài: – Giải thích: Xa lạ với lịch sử dân tộc là trạng thái thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm, không cảm thấy gắn bó và không thấy được ý nghĩa, giá trị của lịch sử dân tộc trong cuộc sống hiện tại và tương lai. – Bàn luận: + Thực trạng giới trẻ xa rời lịch sử dân tộc: Thiếu hiểu biết về các sự kiện lịch sử cơ bản; không quan tâm đến các di tích lịch sử; thiếu sự hứng thú với môn Lịch sử ở trường học; dành nhiều thời gian tìm hiểu lịch sử nước ngoài thông qua phim ảnh, âm nhạc, mạng xã hội; không nhận thức đúng về các giá trị lịch sử, thậm chí có thái độ hoài nghi, coi thường… + Nguyên nhân giới trẻ xa rời lịch sử dân tộc: + + Nhận thức của giới trẻ về tầm quan trọng của lịch sử dân tộc còn hạn chế; chú trọng đến các môn học, ngành học “hot”, có triển vọng việc làm và thu nhập cao; thiếu sự định hướng từ gia đình, nhà trường. + + Tác động của công nghệ số và hội nhập toàn cầu, sự thâm nhập của văn hóa ngoại lai; phương pháp giảng dạy lịch sử còn hạn chế; việc tiếp cận tài liệu lịch sử gặp nhiều khó khăn… + Hậu quả của việc giới trẻ xa rời lịch sử dân tộc: không biết rõ lịch sử của dân tộc mình, dễ bị đồng hóa văn hóa, bị cuốn theo lối sống ngoại lai, đánh mất nét riêng biệt của người Việt; thiếu niềm tin, niềm tự hào về truyền thống dân tộc; không kế thừa và phát huy được các bài học lịch sử; dễ bị lôi kéo, xuyên tạc lịch sử… + Giải pháp giúp giới trẻ hiểu và gắn bó hơn với các giá trị lịch sử dân tộc trong bối cảnh xã hội hiện đại: ++ Mỗi cá nhân cần tự nâng cao nhận thức về lịch sử dân tộc. ++ Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập lịch sử: Ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy lịch sử; tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm; áp dụng phương pháp dạy học tích cực; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử với hình thức hấp dẫn… ++ Ứng dụng công nghệ số để quảng bá, lan tỏa kiến thức lịch sử: Sản xuất phim về lịch sử dân tộc; phát triển các trò chơi điện tử lấy bối cảnh lịch sử Việt Nam; tạo các nền tảng, ứng dụng về lịch sử với nội dung ngắn gọn, hấp dẫn… ++ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm lịch sử sống động: các tua du lịch lịch sử có tính tương tác cao; xây dựng các công viên, bảo tàng lịch sử, nơi tái hiện các thời kỳ, sự kiện lịch sử quan trọng; tổ chức các lễ hội lịch sử, phát triển các câu lạc bộ lịch sử… ++ Xây dựng hình mẫu, thần tượng từ các nhân vật lịch sử: Sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật hiện đại về các anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử tiêu biểu; phát triển các nhân vật hoạt hình, truyện tranh dựa trên nhân vật lịch sử thật; mời các người nổi tiếng được giới trẻ yêu thích tham gia quảng bá về lịch sử.. ++ Kết nối cộng đồng qua các hoạt động giáo dục lịch sử: Tổ chức các dự án cộng đồng về bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử địa phương; khuyến khích người cao tuổi, nhân chứng lịch sử chia sẻ ký ức với thế hệ trẻ… ++ … * Lưu ý: + Thí sinh có thể đưa ra những giải pháp khác nhưng phải khả thi và phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. + Ở phần giải pháp, HS cần phân tích, làm rõ tính khả thi của giải pháp bằng lí lẽ và bằng chứng xác thực; HS có thể đề xuất khoảng 5 giải pháp hợp lí, thuyết phục. – Mở rộng vấn đề, nêu ý kiến trái chiều và tranh luận với ý kiến trái chiều (nếu có). – Rút ra bài học nhận thức, hành động cho thế hệ trẻ, cho bản thân. * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. * Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
2,5 | ||
d. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
đ. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 | ||
* Cách cho điểm:
– Điểm từ 3,25- 4,0: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên, vận dụng các thao tác lập luận chặt chẽ, thuyết phục; văn viết mạch lạc, cảm xúc, có hình ảnh; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. – Điểm từ 2,5- 3,0: Đảm bảo tương đối đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ các yêu cầu nêu trên nhưng có ý sâu sắc; vận dụng các thao tác lập luận tương đối chặt chẽ. Còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. – Điểm từ 1,5- 2,25: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên; lập luận chưa thật thuyết phục. Mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. – Điểm 0,25- 1,25: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết lập luận; chưa biết đánh giá; hành văn còn lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. – Điểm 0,0: Không làm bài. |
|||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI I + II = 10,0 điểm |